Tab![]() Đây chính là máy Seiko 7S26 sản xuất lắp ráp tại Malaysia – dĩ nhiên, nó sẽ không được gọi là máy Nhật (Japan Mov’t)
![]() SỰ KHÁC NHAU GIỮA CẤU TRÚC MÁY SEIKO 7S 21 JEWELS VÀ 23 JEWELS
◇ Seiko có một thông báo chính thức về việc máy Seiko 7S36 (23 jewels) sẽ bền hơn máy 7S26 (21 jewels), họ chỉ rõ: 7s26 sẽ hoạt động trong 10-20 năm mà không cần bảo dưỡng, 7s36 có thể kéo dài 12-22 năm mà không cần bảo dưỡng.
◇ Có điều, hãng không đề cập kết quả này đến từ việc bổ sung 2 chân kính cho “bánh răng thứ 3” (3rd wheel – truyền động) và bánh xe gai (escape wheel – thuộc bộ hồi).
◇ Dù vậy, công dụng của chân kính trong đồng hồ chủ yếu là giảm ma sát, mài mòn, từ đây suy ra, có lẽ nó thực sự đã làm tăng tuổi thọ cho Seiko 7S36 so với 7S26.
◇Cũng theo nhiều ý kiến của các thành viên trên nhiều diễn đàn lớn về đồng hồ, ví dụ như watchuseek.com, thewatchsite.com, thewatchforum.co.uk, alt.horology.narkive.com, … 2 chân kính này sẽ tăng độ bền lý thuyết nhưng gần như vô dụng trong thực tế. Chủ yếu chỉ để quảng cáo và bán với giá cao hơn.
KẾT LUẬN VỀ MÁY■ Do “xuất xứ” và “số lượng chân kính” có ảnh hưởng rất nhỏ đến chất lượng. Vì thế, có thể xem như chất lượng, độ bền máy Seiko 7S36 sẽ nhỉnh hơn máy Seiko 7S26 một ít thôi.
■ Tất nhiên, nhỉnh hơn một ít nhưng trên cùng một kiểu dáng đồng hồ, giá loại trang bị máy Seiko 7S36 thường đắt hơn loại máy Seiko 7S26 khoảng 300.000-1.000.000 đồng (đa phần giá “tăng cao” vì vỏ bên ngoài).
■ Như vậy, nếu đòi hỏi sự an tâm và cao cấp hơn, hãy chọn Seiko 7S36. Nếu không cần gì nhiều ngoài một chiếc đồng hồ automatic bền bỉ, chất lượng, chỉ Seiko 7S26 là đủ.
|